Ngày Xuân Phân là gì?

Theo lịch Trung Quốc cổ đại Xuân phân là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch, bắt đầu từ điểm giữa mùa xuân. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì điểm xuân phân lại là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại Bắc Bán cầu. Đây là thời điểm mà Mặt Trời ở gần xích đạo nhất và đi lên hướng Bắc. Vào ngày này, thời gian giữa ban ngày và ban đêm gần như bằng nhau. Do đó, đất nước nào cũng sẽ có ngày Xuân phân.

Đất nước nào cũng có ngày Xuân phân / Photo: https://www.mylohas.net

Ngày Xuân phân ở Nhật 春分の日

Tùy thuộc vào từng năm, ngày Xuân phân (春分の日) có thể thay đổi nhưng thường rơi vào ngày 20 hoặc 21 tháng 3. Đối với năm 2021 thì Xuân phân rơi vào ngày 20 tháng 3.

Vào thời Minh Trị, ngày Xuân phân được quy định là “Ngày lễ mùa xuân của Thiên hoàng”. Từ đó, nó cũng trở thành ngày lễ của tất cả dân chúng. Năm 1948, Xuân phân chính thức được công nhận là một trong những ngày lễ ở Nhật Bản. Nó mang ý nghĩa là ngày để người dân tôn vinh và cảm tạ thiên nhiên.

Xuân phân là dịp để bày tỏ lòng cảm tạ thiên nhiên/ Photo: https://weathernews.jp

Vào dịp này, người Nhật thường có tập quán đi tảo mộ để sửa sang lại các ngôi mộ cũng như bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Chính vì thế mà khoảng thời gian này cũng được gọi là “Higan” có nghĩa là thế giới bên kia, cõi bồng lai.

Người Nhật thường có tập quán đi tảo mộ vào ngày Xuân phân/ Photo: https://www.famille-kazokusou.com

Vào ngày Xuân phân, người Nhật thường ăn bánh gạo nếp Botamochi (hay còn gọi là Ohagi). Botamochi được làm bằng cách hấp gạo nếp, giã nhuyễn, cán mỏng và phủ bên ngoài bằng bột đậu đỏ. Theo một giả thuyết, màu đỏ đã được cho là có tác dụng bùa hộ mệnh để ngăn chặn thảm họa từ thời cổ đại. Đậu đỏ được dùng trong lễ hội kết hợp với gạo, tượng trưng cho mùa màng bội thu.

Bánh gạo nếp Botamochi/ Photo: https://www.kanro.co.jp

Nguồn: Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here