Sơ lược về Thần đạo của Nhật Bản

Thần đạo không có người sáng lập cũng như không có kinh thánh. Tuyên truyền và thuyết giảng cũng không phổ biến, bởi vì Thần đạo vốn dĩ đã ăn sâu vào truyền thống và con người Nhật Bản.

Đền thờ Thần đạo/ Photo: yagumojinjya.com

“Các vị thần Shinto” được gọi là Kami, là những linh hồn thiêng liêng dưới dạng những sự vật quan trọng đối với cuộc sốngcon người chẳng hạn như gió, mưa, núi, cây, sông… Con người trở thành kami sau khi họ chết đi và được gia đình tôn kính như kami tổ tiên. Kami của những người phi thường, ưu tú thậm chí còn được thờ cúng tại một số đền thờ. Nữ thần Mặt trời Amaterasu được coi là kami quan trọng nhất của Thần đạo.

Chân dung Nữ thần Mặt trời Amaterasu/ Photo: wanosuteki.jp

Trái ngược với nhiều tôn giáo khác thì không có sự tuyệt đối nào trong Thần đạo. Không có đúng sai tuyệt đối, và không ai là hoàn hảo. Thần đạo là một đức tin lạc quan, vì con người về cơ bản là tốt, và điều ác được cho là do các linh hồn ma quỷ gây ra. Do đó, mục đích của hầu hết các nghi lễ Thần đạo là để xua đuổi tà ma bằng cách thanh lọc, cầu nguyện và cúng dường các kami.

Người Nhật viếng đền thần trong ngày đầu năm mới/ Ảnh: eigo.plus

Các đền thờ Thần đạo là nơi thờ tự và là nhà của các kami. Hầu hết các đền thờ tổ chức lễ hội (matsuri) thường xuyên để cho các kami có thể nhìn thấy thế giới bên ngoài. Các thần chủ Thần đạo thực hiện các nghi lễ và thường sống trong khuôn viên của đền thờ. Đàn ông và phụ nữ có thể trở thành thần chủ, và họ được phép kết hôn và sinh con. Các thần chủ được các vu nữ (miko) hỗ trợ trong các nghi lễ và nhiệm vụ tại đền thờ. Miko mặc kimono trắng, phải chưa lập gia đình và thường là con gái của các thần chủ.

Một buổi lễ của Thần đạo/ Photo: onmarkproductions.com

Đặc điểm quan trọng của Thần đạo là kiến trúc đền thờ, việc xây dựng và bảo tồn các loại hình nghệ thuật cổ đại như nhà hát kịch Noh, thư pháp và nhạc cung đình (gagaku), một loại nhạc khiêu vũ có nguồn gốc từ triều đình nhà Đường Trung Quốc (618-907).

Lịch sử của Thần đạo Nhật Bản

Phật giáo gia nhập vào Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6 sau đó đã xảy ra một số xung đột với Thần đạo, tuy nhiên, hai tôn giáo đã sớm có thể cùng tồn tại và thậm chí bổ sung cho nhau bằng cách coi kami là biểu hiện của Đức Phật.Vào thời kỳ Minh Trị, Thần đạo được coi là quốc giáo của Nhật Bản. Các thần chủ Shinto trở thành quan chức nhà nước, các đền thờ quan trọng nhận được tài trợ của chính phủ, các huyền thoại sáng tạo của Nhật Bản được sử dụng để nuôi dưỡng bản sắc dân tộc với Thiên hoàng là trung tâm, và nhiều nỗ lực đã được thực hiện để tách và giải phóng Shinto khỏi Phật giáo. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Thần đạo và nhà nước bị tách biệt.

Photo: education.hohoron.com

Thần đạo trong cuộc sống hiện đại ở Nhật Bản

Mọi người tìm kiếm sự hỗ trợ từ Thần đạo bằng cách cầu nguyện ở bàn thờ tại gia hoặc bằng cách đến thăm các đền thờ. Tất cả các loại bùa hộ mệnh có sẵn tại các đền thờ để cầu bình an, sức khỏe tốt, thành công trong kinh doanh, sinh con thuận lợi, thi cử đỗ đạt và nhiều hơn nữa. Nhiều lễ cưới được tổ chức theo phong cách Thần đạo.

Lễ cưới ở đền thờ Thần đạo/ Photo: wedding.mynavi.jp

Ngoài ra, các lễ hội như ngày bé trai và bé gái (Shichi-go-san) nhằm mục đích gắn kết con người với nhau, giữa gia đình, hàng xóm láng giềng với nhau. Lễ thanh tẩy nhằm mục đích xóa đi những vận xui, vết bẩn ngăn cách giữa người ta với thần linh, tổ tiên. Các lời khấn cổ là cầu nối giúp thần linh thấu hiểu tâm tư của con người. Trong lễ hội người ta tổ chức nhiều hoạt động như đua ngựa, đua thuyền, sumo, bắn cung, nhảy múa,…

Nguồn: Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here