Sau hàng loạt các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên khắp Nhật Bản liên quan đến những người lái xe cao tuổi, chính phủ đang đẩy mạnh các biện pháp đối phó chẳng hạn như thúc đẩy sự phổ biến của các phương tiện được trang bị phanh tự động.
Trong khi số lượng người cao tuổi tự nguyện nộp lại bằng lái ngày càng tăng thì ô tô vẫn là một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày ở một số khu vực. Theo đó, các chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra môi trường nơi mọi người có thể đi lại mà không cần ô tô.
Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, cả nước xảy ra 333 vụ tai nạn chết người do lái xe từ 75 tuổi trở lên gây ra vào năm 2020, chiếm 13,8% tổng số vụ tai nạn.
Tại phường Ikebukuro của Tokyo vào tháng 4 năm 2019, người đứng đầu Cơ quan Khoa học và Công nghệ Công nghiệp thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế về hưu đã gây ra một vụ tai nạn xe hơi khiến hai mẹ con thiệt mạng và 9 người khác bị thương. Người đàn ông đã nhận tội và bị tòa án kết án 5 năm tù. Khi bị tạm giữ, ông ta thừa nhận rằng mình đã nhầm lẫn giữa phanh và chân ga.
Vào tháng 6 cùng năm, một người lái xe tải nhỏ ở độ tuổi 80 đã chạy sai đường qua một ngã tư ở thành phố Fukuoka. Mười người bị kẹt trong vụ tai nạn, cũng cướp đi sinh mạng của người tài xế và vợ của ông ta.
Các biện pháp đối phó với tai nạn của người lái xe cao tuổi đang là một vấn đề cấp bách. Trong khi chính phủ kêu gọi các tài xế lớn tuổi trả lại bằng lái, thì từ tháng này, chính phủ sẽ yêu cầu các mẫu xe ô tô mới phải được trang bị hệ thống phanh tự động.
Từ tháng 5 năm 2022, những người lái xe từ 75 tuổi trở lên bị vi phạm giao thông ở một mức độ nhất định trong hồ sơ của họ sẽ phải vượt qua một bài kiểm tra thực tế khi gia hạn bằng lái. Hệ thống giấy phép giới hạn cho phép người lái xe chỉ được phép lái xe nếu xe được trang bị công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn cũng sẽ được đưa vào áp dụng.
Seiji Abe, một giáo sư tại Đại học Kansai, chuyên về an toàn giao thông, nhận xét: “Có sự khác biệt cá nhân, nhưng sự tập trung và tốc độ phản xạ của con người suy giảm theo tuổi tác, vì vậy việc hạn chế lái xe sẽ dẫn đến việc phòng tránh tai nạn.”
Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi sống ở những nơi không có siêu thị, bệnh viện gần nhà thì đối với họ, ô tô là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Để ngăn ngừa tai nạn trong khi vẫn duy trì sự thuận tiện cho những người như vậy, Abe nói, “Ngoài việc nhân rộng sử dụng các xe ô tô được trang bị các thiết bị để ngăn họ tăng tốc nhầm, các cơ quan địa phương và các tổ chức khác cần chủ động tăng cường dịch vụ vận tải công cộng đi quanh các khu vực địa phương đó”.
Theo: Mainichi Shimbun – Bản gốc tiếng Nhật của Ryoko Kijima, Ban Tin tức Thành phố Osaka; Ảnh bìa: Mainichi Shimbun