Hàng chục thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài tại Nhật Bản đã bị mất việc làm tại các công ty trong cuộc khủng hoảng của đại dịch Covid 19. Nhiều thực tập sinh vẫn đang vật lộn để tìm một công việc mới ở một đất nước xa lạ với họ, vì tình trạng khan hiếm các chuyến bay do đại dịch gây ra đã hạn chế nghiêm trọng các lựa chọn về nước. Họ thiếu nơi ở hoặc thậm chí thức ăn, phải tìm nơi hỗ trợ để có thể vượt qua đại dịch.

“Gia đình tôi đang gặp khó khăn vì tôi đã ngừng gửi tiền”

Một thực tập sinh kỹ thuật người Việt Nam đã nói với phóng viên như thế. Anh 34 tuổi, và đã rời bỏ công việc của mình tại một công ty xây dựng ở tỉnh Niigata vào tháng 12. Mặc dù đã lên kế hoạch làm công việc này trong ba năm, nhưng anh ấy đã bỏ việc chỉ sau 1 năm rưỡi do công việc cạn kiệt và mức lương vốn đã thấp của anh ấy còn giảm thêm.

Ở công ty, anh đang đóng giàn giáo ở công trường. Với mức lương hàng tháng chỉ khoảng 130.000 yên (khoảng 1.240 đô la), anh cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm bằng cách ăn mì gói và gửi gần 100.000 yên mỗi tháng về quê cho bố mẹ, vợ và hai con. Khi công việc giảm bắt đầu từ mùa xuân năm ngoái, lương của anh ấy cũng giảm xuống còn từ 90.000 yên đến 100.000 yên (khoảng 860 đô la và 950 đô la), buộc anh phải cắt giảm số tiền gửi về nhà hàng tháng.

Kể từ khi nghỉ việc và rời ký túc xá công ty, anh sống trong một tòa nhà do Hiệp hội Tương trợ Nhật Việt, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Quận Minato, Tokyo quản lý. Mặc dù vẫn luôn cố gắng tìm một công việc mới nhưng dịch bệnh làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Và bản thân anh cũng không còn tự tin vào bản thân mình mà nói rằng “Việc tìm được công việc mới là cực kỳ khó, bởi vì tiếng Nhật của tôi cũng không giỏi”.

Một số bạn trchưa thể về nước do giá vé máy bay tăng cao 

Một bạn trai khác 24 tuổi, đến từ một vùng quê ở miền nam Việt Nam đã hoàn thành thời gian thực tập sinh ba năm tại một công ty xây dựng ở tỉnh Saitama vào tháng 10 năm ngoái. Dù có ý định về nước tại thời điểm đó, nhưng số lượng chuyến bay đến Việt Nam đã giảm mạnh do đại dịch. Hơn nữa, giá vé một chiều, trước đây từ 30.000 yên đến 40.000 yên (khoảng 290 đô la đến 380 đô la), đã tăng lên 200.000 yên đến 300.000 yên (khoảng 1.900 đô la đến 2.860 đô la), quá đắt để bạn có thể chi trả.

Bạn ở nhà bạn mình một thời gian sau khi rời ký túc xá công ty, nhưng tiền tiết kiệm ngày càng cạn kiệt, bạn ấy không thể trả tiền thuê nhà. Và đó là lý do bạn tìm đến hiệp hội để xin được hỗ trợ.

Theo Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản, tính đến đầu tháng 12 năm ngoái, các chương trình đào tạo cho khoảng 51.000 người nước ngoài đã tạm dừng do sa thải và phá sản do đại dịch gây ra. Một số thực tập sinh đã tìm được việc làm hoặc về nước, nhưng tính đến ngày 25 tháng 1, khoảng 80 người vẫn đang tìm việc làm.

Trong số đó có nhiều công dân Việt Nam, chiếm một nửa số thực tập sinh nước ngoài. Theo nhóm hỗ trợ, nhiều người trong số họ đến từ vùng quê nghèo. Rất nhiều người phải gánh khoản nợ từ 700.000 yên đến 1 triệu yên (khoảng 6.660 đến 9.520 đô la) để đến Nhật Bản, vì vậy phần lớn thu nhập của họ được sử dụng để trả nợ hoặc gửi về nước. Nhóm hỗ trợ này đã tiếp nhận khoảng 400 người Việt Nam kể từ mùa xuân năm ngoái và cung cấp nơi ở cũng như những hỗ trợ khác.

Nguồn: Theo Mainichi Shimbun

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here